Công ty TNHH Khoáng Sản Đá Vôi Hà Nam là nhà máy sản xuất và cung cấp Bột đá canxi sản xuất cám quy mô lớn, giá cạnh tranh nhất Việt Nam. Liên hệ tư vấn kỹ thuật + báo giá: 0904.615.922!
Giới thiệu thông số bột đá canxi sản xuất cám:
– Độ mịn: 75-120 micron
– Độ trắng: 88-90%
– Hàm lượng Ca: 38%
– Sản lượng: 20.000 tấn/ tháng
– Giao hàng toàn quốc bằng container, xe tải
– Thời gian giao:
+ Miền Bắc, miền Trung 1-3 ngày
+ Miền Nam: 7-10 ngày
Công dụng Bột đá canxi sản xuất cám:
+ Với hàm lượng 37-38% Canxi, Bột đá CaCO3 là một nguyên liệu phụ gia quan trọng trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
+ Trong quá trình hình thành trứng và sự phát triển của xương cho gà, vịt, ngỗng đẻ… Bột đá CaCO3 đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng và là nguồn cung cấp khoáng canxi giá rẻ cần thiết.
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua, với quy trình sản xuất luôn được cập nhật, thiết bị công nghệ luôn được đổi mới… Nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Vậy quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản gồm những gì?
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật… Tất cả những nguồn sản phẩm này đều cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, đảm bảo khả năng phát triển, sinh trưởng và sinh sản khỏe mạnh.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi cơ bản
Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam thông thường áp dụng hai phương pháp chế biến phổ biến là:
– Thức ăn dạng bột
– Thức ăn dạng viên
Dù áp dụng phương pháp nào trong sản xuất đều cần đúng quy trình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Theo đó dây chuyền sản xuất cũng cần được trang bị đầy đủ và hiện đại.
2. Quy trình quản lý sản xuất
a. Thiết lập khẩu phần
Đây là công đoạn quan trọng trước khi bắt đầu sản xuất, vì thiết lập khẩu phần ăn là nhằm đảm bảo cung cấp đủ về dinh dưỡng, đáp ứng các yếu tố trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó tăng cao hiệu quả sử dụng và thời gian bảo quản thức ăn.
Đối với khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ có 5 phần chính, đó là: Tối thiểu, tương đối, thực tế, đầy đủ và bổ sung. Tuy nhiên trong sản xuất thức ăn chăn nuôi có những nguyên tắc nhất định và được áp dụng riêng biệt đối với từng loại động vật.
Việc tuân thủ các nguyên tắc nhằm mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất như: xác định nhu cầu dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn nguyên liệu phối hợp, tính toán giá cả và tìm hiểu tính sẵn có của nguyên liệu, và những phương pháp tính toán tổ hợp khẩu phần…
b. Sản xuất theo quy trình
Sự chính xác và khắt khe trong sản xuất là yếu tố then chốt đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi. Nhằm đảm bảo sự bền vững cũng như quy trình phối trộn không bị thay đổi, nhầm lẫn.
Thông thường một quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải chứa nhiều công đoạn và phải đúng quy trình:
Thu mua nguyên liệu => Kho chứa ( xử lý, dự trữ) => Đưa vào sản xuất => Hệ thống băng tải => Hệ thống cân nguyên liệu => Hệ thống nghiền nguyên liệu => Hệ thống trộn => Hệ thống ép viên, sấy => Hệ thống cân thành phẩm => Hệ thống đóng gói thành phẩm => Kho chứa thành phẩm.
Theo quy trình trên, hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm: bộ phận nghiền, trộn, chuyền động và băng tải, máy ép viên, hệ thống phun, lò hơi, hệ thống sấy, làm mát, hệ thống đóng bao…
c. Hệ thống nghiền nguyên liệu
Công đoạn này cần thực hiện bởi nó làm tăng khả năng tiêu hóa cho vật nuôi. Việc nghiền nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau trong quá trình trộn ép viên.
Hiện nay trên thị trường đa dạng các loại máy nghiền khác nhau, đa dạng chủng loại của các hãng sản xuất tạo nên một thị trường phong phú lựa chọn…
d. Hệ thống trộn
Trong quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản, các thành phần cần trộn đã được định mức theo tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Hệ thống trộn sẽ có nhiệm vụ khuấy đều các thành phần, đầu tiên các thành phần khô sẽ được trộn trước. Sau đó mới trộn đến các nguyên liệu ướt.
Các thành phần được trộn đều giúp bổ sung dưỡng chất, mùi vị cho nhau giữa các thành phần nguyên liệu. Thức ăn hỗn hợp được trộn đều giúp việc bổ sung dưỡng chất, mùi vị giữa các nguyên liệu… Ngoài ra nó còn hỗ trợ tăng cường phản ứng hóa học hay sinh học khi chế biến thức ăn.
e. Hệ thống ép viên
Ép viên là hình thức nén các thành phần hay hỗn hợp nguyên liệu đã trộn để tạo ra hình dạng viên thức ăn… Trong quá trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Hình thức ép viên có ép viên nén và ép đùn. Hệ thống ép viên bao gồm các thiết bị như thùng nhận nguyên liệu, thiết bị ép viên, bộ phận làm nguội, nghiền, sàng và bộ phận chứa.
– Ép viên nén:
Hệ thống ép viên nén làm nóng hỗn hợp với mức nhiệt độ là 850C. Độ ẩm ở mức 16% trong khoảng thời gian 5 – 20 giây. Tuy nhiên đây không phải là thời gian mặc định. Mà tùy vào từng thiết bị và thành phần nguyên liệu để có điều chỉnh phù hợp.
Quá trình ép viên sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó là các thành phần muối khoáng, công thức thức ăn, độ mịn của nguyên liệu, khuôn ép, tốc độ quay của rotor…
– Ép viên đùn:
Là công nghệ ép viên ở mức nhiệt và áp lự cao để tạo viên. Vì thức ăn được nén tạo ra viên với áp lực lớn nên khi ra khuôn, viên thức ăn sẽ nở. Thường đây là cách ép viên thức ăn dành cho cá bởi khả năng ép và làm nổi viên thức ăn.
Hình thức ép đùn có ưu điểm là hồ hóa tinh bột tốt hơn. Dễ kiểm soát nhờ tự động hóa, khử trùng được các loại vi khuẩn, nấm mốc có trong nguyên liệu thức ăn… Chính vì thế thức ăn ép viên đùn có lợi thế hơn và được ứng dụng phổ biến hiện nay.
f. Bảo quản thức ăn
Quá trình bảo quản cũng vô cùng quan trọng. Bởi quá trình lưu trữ thức ăn có thể làm thức ăn bị hư hỏng, giảm dưỡng chất…
Để bảo quản thức ăn chăn nuôi tốt nhất, thức ăn sau khi sản xuất cần được bảo quản tại kho chứa thành phẩm của cơ sở sản xuất. Và đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy trình để đảm chất lượng thức ăn cho vật nuôi.
Trên đây là quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản. Tùy theo từng loại vật nuôi và nguyên liệu để có tỉ lệ phối trộn hợp lý…
Vì vậy tham khảo thêm kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi cũng như các nhóm dinh dưỡng để có tỷ lệ phối trộn hợp lý cho từng vật nuôi!