Nguyên tắc sử dụng vôi và dolomite nông nghiệp hiệu quả cao cho đất canh tác
Vôi có rất nhiều loại mỗi loại vôi lại có thành phần và hàm lượng khác nhau. Tác dụng cũng vì thế mà nhanh chậm khác nhau. Cách sử dụng vôi cũng khác nhau. Do đó chúng ta cần phải hiểu và lựa chọn đúng loại vôi để sử dụng.
Không có gì là toàn diện, vôi cũng thế nếu hiểu và sử dụng đúng cách thì sẽ phát huy tác dụng tốt. Ngược lại cũng có thể gây ra nhiều hệ quả xấu. Do đó ngoài tìm hiểu tác dụng của vôi chúng ta cũng cần lựa chọn loại vôi phù hợp, tìm hiểu nguyên tắc sử dụng và bón vôi đúng cách.
Lựa chọn vôi
Vôi nung CaO có hiệu lực nhanh ưu tiên cho các loại đất chua có thành phần cơ giới nặng hoặc có yêu cầu cải tạo đất nhanh. Bột đá vôi CaCO3 thích hợp cho đất chua có thành phần cơ giới nhẹ. Dolomite thích hợp cho đất bạc màu đất bị rửa trôi Mg mạnh
Nguyên tắc sử dụng vôi
Khuyến cáo muốn bón vôi hiệu quả thì bà con phải tuân thủ 4 quy tắc.
Đúng: Đúng loại, Đúng lượng, Đúng thời điểm và Đúng cách bón
Thường thì pH đất < 5.5 Chúng ta bắt đầu phải bón vôi. Có thể dựa vào độ pH để bón lượng vôi phù hơp
H < 4,5 cấp thiết phải bón vôi
pH 4,6 – 5,5 cần vừa đủ
pH > 5,5 chưa cần phải bón vôi
Liều lượng bón:
pH từ 3,5 – 4,5 cần 2 tấn vôi/ha
pH từ 4,6 – 5,5 cần 1 tấn vôi/ha
pH 5,6 – 6,5 cần 0,5 tấn/ha, lớn hơn 6,5 không cần bón
Tất cả các loại đất chua, có pH < 5 cần phải có biện pháp cải thiện pH đất, bón vôi là một biện pháp hữu dụng, vôi có hạt càng mịn, càng nhỏ thì tác dụng càng nhanh.
Theo Thạc sĩ: Lê Thanh Phong – khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng – Đại học Cần Thơ chỉ cần bón 1 lần vôi trong năm là đủ, và theo các chuyên gia Đài Loan nên bón vôi ngay sau khi thu hoạch trái. Đối với đất thịt pha cát, hàm lượng khuyến cáo là 1 tấn/ha, 1,5 tấn/ha cho đất thịt và 2 tấn/ha cho đất sét.
Nguyên tắc sử dụng vôi đúng cách
Vôi có tính di dộng thấp cho nên bón vôi đúng cách là làm cho vôi khuếch tán đều vào bên trong đất có thể bón theo 3 cách sau.
Cách 1: Rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên bề mặt rồi dùng cuốc xới sâu 5-10cm. Để trộn đều vôi với đất rời tưới nước từ từ tưới đều nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt. Theo một số tài liệu nghiên cứu, nếu chỉ bón vôi bề mặt sẽ không có tác dụng thậm chí phải đợi 10-12 năm sau mới thất tác dụng.
Cách 2: Để cho đất khô sau đó bón vôi và tưới nước cho vôi ngấm đều vào đất.
Cách 3: Ngâm vôi, cụ thể là ngâm các loại vôi tan được trong nước sau đó tưới vào đất. Nên chọn chung với phân xanh hoặc phân ủ trước khi bón để làm cho đất thoáng khí và tránh được hiện tượng vón cục
Nguyên tắc sử dụng Lân Dolomite
Trong thành phần của Dolomite có chứa Ca, Mg, Si nên cũng có khả năng cải thiện pH của đất. Tuy nhiên phần lớn lượng phân bón vào đất sẽ bị cố định ở dạng khó tiêu, cây trồng khó hấp thu. Lượng lân khó hấp thu này không bị mất đi mà tích lũy lại trong đất. Nếu sự tích lũy này quá nhiều sẽ dẫn đến việc đối kháng kém (Zn), khiến cây trồng không hấp thu được kẽm.
Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng vấn đề sử dụng Lân Dolomite, không được lạm dụng. Vậy để cây trồng hấp thu được lượng lân tích lũy này. Bất buộc Dolomite phải được chuyển hóa từ dạng lân khó tiêu sang dạng lân dễ tiêu nhờ hoạt động của một số nhóm sinh vật phân giải lân trong đất. Ngoài ra bón phân hữu cơ vào đất cũng cải thiện được lượng lân dễ tiêu.
Địa chỉ nhà máy sản xuất và cung cấp vôi nông nghiệp, Dolomite chất lượng uy tín lâu năm
Công Ty TNHH Khoáng Sản Đá Vôi Hà Nam đơn vị nhà máy sản xuất và cung cấp vôi cục, vôi bột, vôi Dolomite chất lượng cao hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp Vôi, Dolomite cho nhiều trang trại lớn nhỏ trên Toàn Quốc. Khoáng Sản Đá Vôi Tự hào là nhà cung cấp Vôi nông nghiệp chất lượng cao, giá thành rẻ nhất thị trường.
Mọi Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với Công Ty TNHH Khoáng Sản Đá Vôi Hà Nam
Nhà máy: KCN Kiện Khê – Thanh Liêm- Hà Nam
Tổng kho: Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội
📞 Hotline : 0904.687.922 – 0904.615.922
✉ Email : sales3.davoihanam@gmail.com
🌐 Website : https://davoihanam.vn/
✅ Fanpage : https://www.facebook.com/Davoihanam
youtube : https://www.youtube.com/channel/UCAG4gpROEvcYtJaXarjZB5g